Thuồng luồng là con gì? Tìm hiểu sự tích về con thuồng luồng

Từ thời cổ chí kim, cổ nhân thường hay truyền miệng nhau về sự xuất hiện của con thuồng luồng thông qua những câu chuyện dân gian chứa yếu tố tâm linh, huyền bí. Cho đến nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh con vật này trong các bộ truyện tranh, phim ảnh thuộc thể loại cổ tích hoặc huyền huyễn. Vậy thuồng luồng là con gì? Liệu nó có từng tồn tại ngoài đời thật hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Thuồng luồng là con gì? Thuồng luồng tên tiếng Anh gọi là “Water Monster”, còn tên tiếng Hán gọi là “Giao long”. Theo truyền thuyết dân gian kể lại, đây là một loài thủy quái thuộc lớp Bò sát có kích cỡ khổng lồ, hình hài vô cùng đáng sợ và hung ác. Nó sở hữu quyền năng vô song, có thể nuốt chửng con người hoặc tàu thuyền. Đồng thời, nó thường ẩn mình dưới sông, hồ, nơi có mực nước sâu thẳm.

Thuồng luồng là con gì?

Chắc hẳn, ít nhiều gì bạn cũng từng được ông bà, cha mẹ hay thầy cô kể về những câu chuyện tâm linh liên quan đến sự tích con thuồng luồng. Thế nhưng, tới nay, mọi bí ẩn xoay quanh con vật này vẫn đang là một thắc mắc lớn đối với nhiều người. Bởi, một số người cho rằng nó là loài sinh vật từng xuất hiện trong quá khứ từ thời cổ đại và đã tuyệt chủng. Mặt khác, có không ít người lại khẳng định nó hoàn toàn không có thật và chỉ do con người tự tưởng tượng ra mà thôi.

Vậy bạn có biết thuồng luồng là con gì không? Thuồng luồng tên tiếng Anh gọi là “Water Monster”, còn tên tiếng Hán gọi là “Giao long”. Theo truyền thuyết dân gian tương truyền lại, đây là một loài thủy quái thuộc lớp Bò sát thường sống dưới đáy sông, hồ có mực nước sâu thẳm. Chúng có chân, sừng, vảy và thân mình dài, nên trông khá giống với loài rồng. 

thuồng luồng là con gì? khái niệm
Thuồng luồng là con gì? Là một con thủy quái trú ẩn sâu dưới đáy sông, nó có thân dài, chân và vảy nên trông khá giống với hình ảnh con rồng.

Bên cạnh đó, con vật này có kích cỡ cực kỳ khổng lồ, hình hài vô cùng hung tợn, tàn bạo và đáng sợ. Chẳng những vậy, chúng còn sở hữu sức mạnh thần bí và quyền năng vô song, có thể nuốt chửng con người hoặc tàu thuyền có kích thước to lớn. Thế nên, chúng từng là nỗi khiếp sợ của biết bao người làm nghề đánh bắt cá, khiến cho ai ai cũng hoảng sợ, run rẩy mỗi khi nhắc đến. 

Tuy nhiên, có nhiều truyền thuyết lại cho rằng loài vật này có linh tính, nên chúng chỉ làm hại và tiêu diệt những kẻ gian manh, ác độc, sống ích kỷ, luôn tìm cách hãm hại người khác để chiếm đoạt lợi ích về cho mình. Còn đối với những người dân có bản tính lương thiện, chan hòa, tấm lòng bao dung, độ lượng, biết yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh. Thì thuồng luồng sẽ chỉ dẫn đến những nơi cất giữ kho báu, vàng bạc để họ có một cuộc sống ấm no, giàu sang, phú quý.

Con thuồng luồng có thật ngoài đời không?

Thực tế mà nói, thuồng luồng là loài vật chỉ tồn tài trong truyền thuyết, do con người tự tưởng tượng và thêu dệt ra. Vì vậy, chúng hoàn toàn không có thật trong quá khứ cũng như hiện tại. Bởi lẽ, thời xưa, điều kiện vật chất, môi trường sống và công cụ lao động còn rất hạn chế, thô sơ, chưa phát triển hiện đại, tiên tiến như bây giờ. Cộng với việc, ngư dân thường đi đánh bắt cá ở những khu vực sông, hồ chứa nhiều phù sa, được bao phủ bởi các khu rừng rậm rạp, um tùm. 

thuồng luồng là con gì? lý giải
Con thủy quái này hoàn toàn không có thật ngoài đời mà nó do trí tưởng tượng của con người đồn thổi và truyền miệng từ đời này sang đời khác.

Do đó, việc muốn quan sát hay thấy rõ nét những sinh vật ẩn náu sâu dưới nước là đều gần như không thể xảy ra. Và họ chỉ có thể nhìn thấy chúng một cách mờ mờ, ảo ảo. Có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến cho một vài loài động vật bình thường như rắn, trăn, cá sấu,… dần dần bị phóng đại, biến tấu và “thần thánh hóa” đến mức vượt xa sự thật. 

Qua đây, bạn có thể thấy, tất cả hình ảnh, giai thoại liên quan đến các loài thủy quái đều bắt nguồn từ trí tưởng tượng phong phú và nỗi sợ hãi của con người khi đơn độc đối mặt với cảnh vật thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và rộng lớn.

Tìm hiểu sự tích về con thuồng luồng trong văn học lịch sử Việt Nam

Thuồng luồng tuy là loài sinh vật hư cấu, mang tính thần thoại, viễn tưởng, nhưng từ hàng ngàn năm về trước, chúng đã nhiều lần góp mặt trong những bộ truyện cổ tích và tài liệu lịch sử Việt Nam. Điển hình như:

Đại Việt sử ký toàn thư phần Ngoại kỷ

Trích từ Đại Việt sử ký toàn thư phần Ngoại kỷ – Hồng Bàng, An Dương Vương, có đoạn ghi chép lại như sau:

“… Vua các đời đều gọi là Hùng Vương. Bấy giờ dân ở rừng núi thấy ở sông ngòi khe suối đều có tôm cá, nên rủ nhau đi bắt cá để ăn, thường bị thuồng luồng làm hại, đến thưa với vua.

Vua nói: “Người man ở núi khác với các loài thủy tộc; các thủy tộc ấy ưa cùng loài mà ghét khác loài, cho nên mới bị chúng làm hại. Rồi vua bảo mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái ở mình. Từ đấy thuồng luồng trông thấy không cắn hại nữa. Tục vẽ mình của người Bách Việt có lẽ bắt đầu từ đấy”.”

Qua đó, có thể rút ra kết luận rằng phong tục xăm mình của người dân Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu đời và bắt nguồn từ nỗi khiếp sợ đối với con thuồng luồng. Bởi theo như quan niệm của ông cha ta truyền lại, những hình xăm chính là loại “vũ khí” giúp con người vượt qua nỗi sợ hãi và chiến thắng mọi thế lực tà ác “vô hình” đang ngự trị trong dương gian. 

Đại Việt sử ký toàn thư bản ký 6

Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, bản ký 6, nhà Trần (1294-1329), có đoạn ghi là:

“Thượng hoàng có lần ngự cung Trùng Quang, vua đến chầu, quốc công Quốc Tuấn đi theo. Thượng hoàng nói:

“Nhà ta vốn là người hạ lưu (thủy tổ người Hiền Khánh), đời đời chuộng dũng cảm, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc”.

…Quốc phụ có xăm hình rồng ở đùi, mà về sau nối ngôi không xăm ở đùi nữa là bắt đầu từ Anh Tông.

Lại hồi quốc sơ, quân sĩ đều xăm hình rồng ở bụng, ở lưng và hai bắp đùi, gọi là “thái long” (rồng hoa). Vì khách buôn người Tống thấy dân Việt ta xăm hình rồng, lỡ gặp gió bão thuyền đắm, thuồng luồng không dám phạm tới, cho nên gọi là “thái long”.”

Đến đây, có thể đúc kết ra rằng, tập tục xăm mình đã kéo dài hơn 1000 năm và chấm dứt từ thời vua Trần Anh Tông (1293-1314). Điều này đồng nghĩa với việc, trong triều đại nhà Trần, sức mạnh của lực lượng thuỷ quân đã vươn lên một tầm cao mới. Nhờ vào đó, mà con thuồng luồng dường như đã không còn là một nỗi lo sợ đối với nhiều ngư dân Việt Nam lúc bấy giờ. 

Câu chuyện “Thuồng luồng đầu thai làm hoàng tử nhà Lý”

Bên cạnh những câu chuyện liên quan đến con thuồng luồng được ghi chép trong Đại Việt Sử Ký toàn thư, thì còn vô số những giai thoại cổ tích khác, đã khắc họa rõ nét hình ảnh và sự tích về loài vật thần bí này. Trong đó, tiêu biểu nhất có thể nhắc đến như truyện “Thuồng luồng đầu thai làm hoàng tử nhà Lý”. 

Sau đây là nội dung của câu chuyện này, được trích nguồn từ “Kienthuc.net.vn”: 

“Theo lời kể từ một số thần phả, nàng Nguyễn Thị Hạo là con của cặp vợ chồng ở đất Bồng Lai (Đan Phượng, Hà Nội ngày nay), đến tuổi trăng tròn có sắc đẹp chim sa cá lặn. Một hôm, Vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) ra ngoại thành du ngoạn, thì tình cờ bắt gặp nàng Hạo đang cùng với dân chúng đứng hành lễ bên đường để đón vua. Khi đó, nàng mới  19 tuổi.

Lý Thánh Tông nhìn thấy cô gái xinh đẹp bỗng nảy sinh cảm tình, liền sai quan đến thăm hỏi và rước nàng về cung. Khi sống chung với nàng, Nhà vua cảm thấy rất hài lòng và không có điều gì bất mãn. Chỉ ngoại trừ một việc luôn khiến vua không khỏi trăn trở là ở bên vua 4 năm, mà nàng vẫn không có con.

Vào một ngày nóng bức, nàng Hạo cùng các thị nữ ra tắm ở hồ Tây. Bỗng trời đất tối sầm, nước hồ cuộn sóng, và một con thuồng luồng dài hơn 10 thước xuất hiện, quấn quanh lấy người nàng. Sau khi giông tan, con thuồng luồng cũng biến mất. Lúc trở về cung, nàng nói hết sự thật cho vua nghe.

Đêm hôm ấy, nhà vua mơ thấy một người từ trên trời giáng xuống nói rằng, ba năm sau sẽ có giặc đến xâm lược, nên đã sai thủy thần đầu thai vào làm con nhà vua, để phò trợ vua dẹp giặc cứu nước. Kể từ đó, nàng Hạo mang thai và sau 13 tháng thì sinh một người con trai có thân hình to lớn, phía sau lưng còn xuất hiện 28 vết hằn trông giống như vảy rồng. Cậu bé được đặt tên là Hoàng Lang. 

Một thời gian sau, giặc Vĩnh Trinh nổi lên làm loạn ở vùng núi phía Bắc. Lúc nghe tin, Hoàng Lang bỗng nhiên ngồi bật dậy, cất tiếng gọi mẹ và đòi vua cha cấp voi, cờ để đi đánh giặc. Khi đã được cung cấp đủ mọi hành trang cùng với 5.000 binh lính, Hoàng Lang liền nghiêng mình lắc mạnh, hóa thành chàng trai vạm vỡ, rồi cưỡi voi ra trận, đánh tan quân giặc. 

thuồng luồng là con gì? nhà lý
Thái tử Hoàng Lang sau khi nghe giặc Vĩnh Trinh đến xâm lược, liền xin vua cha ra trận đánh giặc để đem bình yên về cho nước nhà.

Mấy tháng sau chiến thắng, vua có ý định nhường ngôi lại cho Hoàng Lang nhưng chàng từ chối và xin vua cho trở về thủy quốc, vốn là nơi bản quán của mình. Sau khi làm lễ bên hồ Tây, chàng hóa thành một con thuồng luồng lớn và biến mất dưới làn nước sâu thẳm…”

Bài viết trên đây đã giải đáp một cách tường tận về câu hỏi thuồng luồng là con gì? Cũng như, chúng có thật sự tồn tại trong quá khứ hay không. Hy vọng rằng, thông qua đó, bạn sẽ được cung cấp thêm nhiều kiến thức thú vị, bổ ích. Giúp bạn hiểu rõ hơn về loài sinh vật thần thoại, kỳ bí này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Proudly powered by WordPress | Theme: Looks Blog by Crimson Themes.